RG#13."Con tôi có thông minh không?"
Dường như người cha người mẹ nào cũng đã từng vô thức hoặc ý thức tự hỏi mình câu này.
Những bà mẹ có con đi trước các bạn cùng lứa tuổi về mức độ phát triển, chẳng hạn một kỹ năng nào đó, hãy tự tin với câu trả lời “có". Tuy nhiên, “sớm hơn" không phải lúc nào cũng có nghĩa là “tốt hơn" hay “giỏi hơn". Trong 90% trường hợp trẻ vị thành niên, với môi trường và sự phát triển bình thường: những đứa trẻ đi trước về sự phát triển kỹ năng, nhận thức nào đó trong thời thơ ấu và những em bé bị tụt lại phía sau đều bình đẳng, cán mốc ngang bằng nhau.
Trong thực tế, “tốt hơn" là một khái niệm được đưa ra bởi nhiều tiêu chí. Chẳng hạn bạn sẽ cần hiểu có những loại trí thông minh nào tồn tại. Đúng như vậy, trí thông minh không chỉ là IQ. Đó là sự kết hợp của nhiều yếu tố khác nhau.
Một đứa trẻ có thể có nhiều năng lực vượt trội hơn, chẳng hạn như:
Không gian: trẻ thuộc nhóm có trí tuệ phát triển tốt và có khả năng định hướng tốt về không gian, địa hình, nhãn quan, có thể tạo ra các bức vẽ với phối cảnh chính xác, lắp ráp các đồ chơi hoặc building blocks chính xác, gọn gàng.
Kiểm soát cơ thể: hãy tưởng tượng nếu con không xuất sắc trong môn toán nhưng lại có khả năng nhảy, vận động một cách uyển chuyển dẻo dai hoặc cao lớn vượt trội - thì cũng là một loại hình thông minh rồi! Đó chính là một cơ thể thông minh. Điều đáng tiếc là trong thế giới này, loại thông minh này không được đầu óc nhận ra và nếu một đứa trẻ di chuyển vận động quá nhiều, nó có thể sẽ thậm chí nói là nghịch ngợm thậm chí trong dân gian còn có câu “ngu si tứ chi phát triển". Câu nói này thật sự ngu ngốc!
Âm nhạc: bao gồm thính giác, nhịp điệu, giọng nói, khả năng chơi nhạc cụ
Lời nói: thông thạo ngôn ngữ, thích đọc, viết…
Logic và toán học: khả năng nhanh chóng nắm bắt định luật, mối quan hệ và thuật toán
Giao tiếp giữa các cá nhân: khả năng tìm thấy một ngôn ngữ chung với mọi người, dễ làm quen, nhanh chóng thích nghi trong môi trường mới
Khả năng hiểu bản thân: những nhà tâm lý giỏi đều lớn lên từ những đứa trẻ như vậy. Khi họ hiểu những gì đang diễn ra bên trong họ, họ cũng có thể hiểu những người khác.
Tự nhiên: khả năng tìm thấy ngôn ngữ chung với động thực vật và thiên nhiên
Thẩm mỹ: có khả năng thẩm mỹ, hài hoà, hợp khẩu vị, vừa mắt…
Hiện sinh: có khả năng hiểu được tận cùng ý nghĩa của mọi thứ xảy ra với bản thân, bao gồm cả ý nghĩa của cuộc sống
Ngoài ra, cũng có loại thông minh cảm xúc - khả năng quản lý cảm xúc của bản thân và nắm bắt cảm xúc của người khác.
Trước bạn là cả một “tập đoàn" các khả năng có thể nói là thiên bẩm. Chắc chắn bạn đã có thể thấy con mình đang có thiên hướng phát triển mạnh mẽ nhất ở loại nào. Mình tin bạn sẽ chọn ít nhất được một ô. Nếu không phải bây giờ, thì chắc chắn sau này bạn sẽ có thể nhận ra ở con. Bởi vì không có người bình thường nào trên thế giới này bị tước đoạt toàn bộ khả năng, năng lực hay trí thông minh.
Điều quan trọng là: chúng ta phải quyết định CÙNG CON làm gì với loại hình thông minh đó. Nếu một loại hình nổi trội và phát triển, bạn có thể sẽ muốn phát triển thêm bất chấp mọi thứ hoặc thậm chí giữ nguyên nếu không cần thiết, hoàn toàn không có tác động gì mà tập trung vào những khả năng khác. Dù bạn làm gì, sự lựa chọn PHẢI ĐƯỢC THỰC HIỆN CÙNG VỚI TRẺ.
Nếu bạn đã quyết định phát triển những khả năng mà đứa trẻ không tự nhiên có, bạn cần phải dựa vào những loại hình mà con có tiềm năng hoặc khả năng cao. Ví dụ nếu đứa trẻ gặp khó khăn về lời nói (khó đọc, khó khăn khi ghép các âm tiết thành một từ) nhưng con lại có khả năng về không gian rất tốt (thích xây dựng, thích lắp ráp lego)… hãy cố gắng giải thích cho trẻ về cấu trúc của từ và gợi ý bằng cách sử dụng các miếng lego…
Nói chung là hãy cố gắng xác định thế mạnh của con, tham khảo đọc thêm về thế mạnh đó và giải thích mọi thứ thông qua thế mạnh đó.