#159. Bí quyết chuyển sự chú ý của một đứa trẻ “nghiện màn hình”
Làm thế nào để con chủ động rời xa màn hình TV, điện thoại?
Nhiều cha mẹ dường như đã quen với hình ảnh con mình lúc nào cũng xem phim hoạt hình, đòi hỏi thời gian xem ngày càng nhiều, và tỏ ra quấy nhiễu khi bị từ chối. Hôm nay, tôi sẽ cho bạn biết lý do tại sao bạn không thể phớt lờ tình huống này, và phải làm gì nếu con bạn nghiện “màn hình”.
Mặt hại khi trẻ xem hoạt hình thường xuyên
Vì sao xem hoạt hình nhiều lại có hại? Vì hành động này cản trở đến sự phát triển của trẻ, cả về thể chất lẫn trí tuệ.
Trẻ em dưới 6 tuổi đang ở giai đoạn học hỏi đặc biệt về thế giới. Trẻ học nói, bổ sung vốn từ vựng, học cách giao tiếp và hiểu cảm xúc của người khác. Tất cả sự phát triển sau đó đều dựa trên trải nghiệm giác quan, dựa trên việc thực hành các kỹ năng trong thời thơ ấu. Bộ não và cơ thể nói chung ở trạng thái hoạt động tích cực, phân tích những trải nghiệm và hình thành những ý tưởng cơ bản về mọi thứ và về mối quan hệ nguyên nhân - kết quả.
Khi trẻ xem hoạt hình thì không có sự phát triển nào hết. Đứa trẻ hầu như không di chuyển, chỉ xem phản ứng méo mó của các nhân vật (và bắt đầu nghĩ rằng biểu hiện cảm xúc như vậy là tự nhiên trong thực tế). Trẻ không có trải nghiệm đầy đủ, không có sự giao tiếp thực tế.
Người lớn có thể thư giãn, nghỉ ngơi khi xem những cảnh chuyển động. Nhưng đối với trẻ đang phát triển thì đây là điều khó khăn, vì chúng cần cần xử lý luồng thông tin qua thị giác và thính giác. Khi đứa trẻ nhận luồng thông tin này, trẻ không có cơ hội ảnh hưởng đến nhịp điệu và tốc độ của thông tin mới.
Đứa trẻ không có thời gian để biến trải nghiệm này thành trải nghiệm hữu ích cho sự phát triển mà ngày càng mệt mỏi với việc chạy theo tốc độ của người khác, bỏ lỡ hầu hết những điều quan trọng, không hoàn thành những gì trẻ bắt đầu làm. Thay vì chủ động sáng tạo, não bộ của trẻ rơi vào trạng thái gần với trạng thái thôi miên, “bị ngắt kết nối” với hiện tại.
Và đây là một vấn đề lớn: Suy cho cùng, thế giới thực tế mới là nơi dành cho sự phát triển toàn diện của trẻ. Khi trẻ quan sát người thật, chúng sẽ cố gắng bắt chước họ (chứ không phải theo nhân vật hoạt hình) và làm quen với những quy trình và quy tắc trong cuộc sống.
Chúng ta có mọi thứ cần thiết xung quanh, và nếu chúng ta biết áp dụng nó một cách chính xác vào sự phát triển của đứa trẻ, chúng sẽ thấy thú vị và hữu ích hơn khi xem TV.
Từ đứa trẻ sơ sinh yếu đuối thành đứa trẻ đang đi học là một chặng đường phát triển dài và khó khăn. Loài người đã tiến hoá trong hàng triệu năm, còn mỗi đứa trẻ thì phải “bắt kịp” với loài người chỉ trong vòng 6 năm, trong khi “cơ hội” tận dụng lại chỉ có thể ở đúng thời điểm.
Cha mẹ cần phải hành động ngay để giảm thời gian trẻ ngồi trước màn hình, càng sớm càng tốt, bởi thói quen đó có thể gay ra:
Rối loạn phát triển não bộ;
Khó điều chỉnh cảm xúc;
Đứa trẻ trở nên mất kiểm soát, thường xuyên bộc phát những cơn tức giận;
Thị lực phát triển không đúng;
Kỹ năng vận động mạnh (hoạt động dùng cơ bắp) và vận động ít (hoạt động liên quan đến tay nhiều hơn) không phát triển đủ;
Thói quen ăn uống có thể bị xáo trộn (đặc biệt nếu người mẹ chỉ cho trẻ vừa ăn vừa xem hoạt hình);
Sự quan tâm đến thế giới thực tế giảm dần, đứa trẻ bị mê hoặc bởi màn hình sẽ không nhận thấy màu sắc phức tạp của thế giới xung quanh và quen với sự đơn giản hoá mà ngành giải trí tạo ra: hình ảnh nhiều màu sắc, âm thanh tươi sáng, những đoạn phim lặp lại;
Trải nghiệm cuộc sống của đứa trẻ bị tách khỏi thế giới thật. Các nhân vật trong phim truyện, động vật biết nói… trở thành một phần thiết yếu trong cuộc sống thực tế của trẻ;
Rối loạn giấc ngủ (đặc biệt khi xem hoạt hình vào ban đêm);
Khó khăn trong giao tiếp;
Chậm phát triển ngôn ngữ;
Cơ thể trẻ không cần đến năng lượng nhiều, nên lượng thức ăn bình thường có thể gây béo phì.
Bạn có thể đọc thêm bài báo về Ảnh hưởng của đồ điện tử đối với trẻ em để nhận biết rõ hơn sự nguy hiểm của việc xem màn hình.
Lý do trẻ nghiện phim hoạt hình
Nếu đứa trẻ hay xem hoạt hình và không thể rời mắt khỏi màn hình mà không quấy nhiễu, nguyên nhân có thể là do trẻ mất kết nối về mặt tình cảm với cha mẹ, hoặc khó để hình thành nó. Điều này xảy ra khi cha mẹ không dành đủ thời gian cho con, và buộc hoặc cố ý thay thế bằng phim hoạt hình. Nhiều khi khi phụ huynh ở trong tầm với của con nhưng lại chẳng thèm chú ý đến đứa trẻ và chỉ mãi làm việc của mình (còn đứa trẻ bị để mặc một mình hoặc chơi với thiết bị điện tử).
Lý do khác khiến trẻ nghiện phim hoạt hình có thể là vì phụ huynh và những thành viên khác trong gia đình thường xuyên xem TV, lúc nào cũng dùng điện thoại di động, máy tính bảng… Trẻ em bắt chước theo người lớn, và mong muốn này là bình thường. Do đó, nếu bạn dành nhiều thời gian ngồi xem màn hình, đứa trẻ sẽ quan sát và hành động theo mô hình hành vi này của bạn.
Ngoài ra, những căng thẳng, xô xát thường xuyên trong gia đình, nỗi sợ trước người lớn gây áp lực tâm lý cho trẻ/gây tổn thương cơ thể cũng có thể trở thành nguyên nhân khiến trẻ nghiện TV. Hình ảnh đầy màu sắc, thế giới nơi mà mọi thứ đều tốt đẹp, chỉ có những cảm xúc tích cực trên màn hình khiến trẻ quên đi nỗi buồn và sự lo âu.
Nguyên nhân phổ biến nhất là người lớn cảm thấy khó khăn khi lựa chọn hoạt động phù hợp với độ tuổi của trẻ, và việc xem phim hoạt hình trở thành một biện pháp tạm thời. Nhưng đứa trẻ dành càng nhiều thời gian xem màn hình sẽ càng mệt mỏi, và càng bỏ lỡ cơ hội phát triển khả năng tập trung. Nguồn lực của trẻ cũng càng ít hơn.
Người lớn để dành thời gian cho bản thân và cho những việc khác, nhưng lại cho đứa trẻ xem phim hoạt hình hoặc chơi trò chơi. Như vậy, đứa trẻ dần nghiện những thiết bị điện tử đến một lúc các hoạt động khác thậm chí không còn hứng thú đối với trẻ nữa. Người lớn cũng quen với cách giải pháp này, vậy nên những vấn đề cần giải quyết cũng trì hoãn hết lần này đến lần khác.
Để thu hút đứa trẻ làm những hoạt động hữu ích và thú vị, bạn cần đưa ra một số lựa chọn và hoạt động phù hợp với nhu cầu phát triển ở độ tuổi của trẻ và quan sát kết quả. Phương pháp Montessori tạo những hoạt động mà sau khi trẻ được người lớn giải thích cách chơi sẽ thấy thích và có thể tự chơi, người lớn cũng không cần phải làm animator cho trẻ 24/7. Bạn có thể đọc thêm tại:
Những giai đoạn phát triển nhạy cảm là gì và tại sao cha mẹ nên biết về chúng
Phụ huynh nên quan sát trẻ như thế nào để có thể nhận biết được điều gì đó
Trẻ bao nhiêu tuổi mới được xem phim hoạt hình và nên xem bao nhiêu giờ một ngày?
Theo khuyến nghị của WHO và AAP (American Academy of Pediatrics), trẻ em dưới 2 tuổi không được xem màn hình (TV, điện thoại).
Trẻ em từ 2 đến 5 tuổi có thể xem TV (mà tốt hơn là các chương trình giáo dục chứ không phải là hoạt hình) không quá 1 giờ/ngày. Thời điểm tích hợp nhất là vài tiếng trước khi đi ngủ. Thời gian xem màn hình trông giống như một hoạt động yên tĩnh, nhưng nó làm căng hệ thần kinh của đứa trẻ và có thể khiến trẻ khó ngủ.
Thời gian cho trẻ sau 6 tuổi và đến tuổi trưởng thành là 2 giờ/ngày
Cách giúp trẻ không cảm thấy nghiện hoạt hình
Nếu trẻ xem phim hoạt hình cả ngày thì bạn cần bắt đầu bằng cách chú ý nhiều hơn đến chất lượng thời gian bạn dành với con mình.
Bạn có thể thay đổi nhiều cách khác nhau như: