Có trách nhiệm với cuộc sống bản thân chứ không phải trở thành con rối trong tay người khác là nhu cầu cơ bản của con người. Con người không thể thành công khi cảm thấy mình không có sự ảnh hưởng lên bất cứ điều gì.
Những đứa trẻ biết cách đưa ra quyết định khác biệt ở chỗ chúng có lòng tự trọng vững chắc. Chúng ham học hỏi, tránh xa khỏi những thị phi, bình tĩnh vượt qua khó khăn và vượt qua những thất bại.
Chúng ta nên dạy trẻ đưa ra quyết định ngay từ khi còn nhỏ. Bạn có thể tham khảo quá trình diễn ra như thế nào trong nội dung tiếp theo đây.
Cho trẻ cơ hội để đưa ra sự lựa chọn ngang với khả năng của trẻ
Người lớn hay đưa ra quyết định thay trẻ, nhưng trẻ em mới là người học cách trở thành người lớn. Trẻ càng nhỏ thì càng khó để đưa ra quyết định cho bản thân. Hệ thần kinh của chúng vẫn chưa phát triển đủ để xử lý những việc nghiêm trọng như vậy. Tuy nhiên, chính trong thời thơ ấu mới là thời điểm thích hợp để đặt nền tảng cho trẻ.
Để phát triển kỹ năng này, người lớn cần hiểu những nhiệm vụ mà trẻ có khả năng giải quyết và những nhiệm vụ nào còn quá khó so với độ tuổi của trẻ. Từ đó tạo ra các tình huống mà trẻ có thể quyết định, lựa chọn.
Đây là một ví dụ về một sự lựa chọn khó so với với độ tuổi và lựa chọn phù hợp với độ tuổi. Bạn không nên cho trẻ 3 tuổi quyết định liệu trẻ có muốn đi nhà trẻ hay không. Thứ nhất, về mặt tâm lý, trẻ khó có thể đưa ra quyết định được. Thứ hai, người mẹ có thể không chấp nhận lựa chọn “không muốn” của trẻ.
Trẻ càng nhỏ thì càng cần biết rõ những sự lựa chọn. Bởi trẻ rất khó để có thể tưởng tượng ra những phương án lựa chọn.
Lựa chọn nằm trong khả năng của trẻ khi nó đơn giản, qua những đồ vật và trực quan: “Con sẽ đội mũ này hay mũ kia?”, “Con muốn mua xe ô tô đồ chơi hay trò chơi lắp ghép?”, “Con muốn ăn cháo hay phô mai?”
Về cách cho trẻ sự lựa chọn, bạn nên bắt đầu bằng 2 yếu tố:
Con định ăn cơm bằng thìa nào? Cho trẻ thấy 2 cái thìa để trẻ chọn, (màu sắc, hình dạng hoặc kích cỡ khác nhau)
Con muốn mặc quần lót nào? Đưa ra 2 sự lựa chọn. Đứa trẻ có thể chưa biết nói chuyện, nhưng có thể chỉ sự lựa chọn của mình, em vươn tới cái gì là chọn cái đó.
Những lựa chọn đơn giản ngày nhỏ là nền tảng để đưa ra những quyết định lớn sau này trong cuộc sống. Chính những quyết định “nhỏ” sẽ kích hoạt và phát triển cơ quan tâm lý giúp trẻ đưa ra những quyết định phức tạp hơn sau này. Và nếu nền tảng được dạy từ khi còn nhỏ thì theo thời gian, chúng ta sẽ thấy một người có khả năng tỉnh táo đánh giá các tình huống và trở thành thành người chiến thắng.
Giúp trẻ vượt qua vượt qua trải nghiệm sự chấp thuận và không chấp thuận mang tính xây dựng
Nếu người lớn thường xuyên la mắng con mình thì đứa trẻ sẽ lớn lên với nỗi sợ hãi phải chịu trách nhiệm. Khi trẻ không biết liệu mình bị mắng hay không bị mắng khi phải đối mặt với những lời chỉ trích vô lý, nỗi sợ mắc sai lầm và đưa ra quyết định sai sẽ càng tăng lên.
Xu hướng đoán câu trả lời đúng, tức là sự lựa chọn giả - khi cha mẹ đặt câu hỏi, nhưng thực tế cho trẻ thấy rằng có sự lựa chọn được và không được. Như vậy điều chúng ta dạy trẻ không phải đưa ra sự lựa chọn, mà là đoán câu trả lời đúng. Và đứa trẻ bắt đầu nghĩ rằng quá trình đưa ra quyết định và lựa chọn có nghĩa là đoán người cấp trên (giáo viên, sếp) muốn gì và làm theo điều mà người đó muốn.
Vậy như thế nào thì mới đúng. Mỗi lần giao tiếp với trẻ cần phải mang tính xây dựng và tôn trọng trẻ. Áp dụng tương tự với những lời phê bình và lời khen ngợi: mô tả những hành động của đứa trẻ mà không làm tổn thương trẻ qua cách thể hiện thái độ của bạn.
Dưới đây là một ví dụ về cách khen ngợi và phê bình mang tính xây dựng.
Không phải chỉ là:
- Mẹ thấy rằng con đã rửa sạch bát đĩa.
Mà nên là:
- Mẹ thấy rằng con rửa bát đĩa và những cái nào không vỡ thì nó rất sạch. Cũng có một số bát đĩa bị vỡ và có những mảnh vỡ sắc nhọn vẫn còn trên sàn. Chúng ta cùng nhau dọn đi (hoặc là “để mẹ dọn”, nếu như điều này nguy hiểm đối với độ tuổi của trẻ) và tìm cách lần sau nên rửa bát như thế nào cho bị vỡ.
- Ồ! Con đã đặt bát đĩa, thìa và dĩa vào chỗ của nó. Tuyệt quá! Bữa tối đã sẵn sàng. Con có thể gọi bố ra ăn.
Nếu người lớn tán thành và nêu bật điểm mạnh của trẻ, trẻ sẽ học cách đối xử tốt với bản thân và không ngại hành động. Trẻ sẽ có suy nghĩ: “Mình có thể làm được, và những quyết định của mình có thể là đúng”
… còn nếu không đúng, thì đứa trẻ vẫn còn có người lớn hỗ trợ, người mà trẻ có thể thảo luận về những vấn đề đang có. Bố mẹ có thể giúp trẻ tìm ra những sự lựa chọn và cùng nhau suy nghĩ nên hành động như thế nào trong tương lai. Như vậy, bất kỳ sai lầm nào cũng biến thành lý do để trở nên tốt hơn.
Nếu những sai lầm là lý do để tấn công một người (“Tay con mọc từ đâu ra vậy!”, “Sao con vô dụng thế!”) thì đứa trẻ sẽ sợ làm sai tới nỗi chọn con đường “những người không làm thì sẽ không sai”. Bạn có thể dễ dàng tưởng tượng điều này sẽ ảnh hưởng khủng khiếp đến cuộc sống trưởng thành của đứa trẻ như thế nào mà phải không?