Raised Gentle’s Newsletter

Raised Gentle’s Newsletter

Share this post

Raised Gentle’s Newsletter
Raised Gentle’s Newsletter
#146. 13 thói quen tích cực cho sự phát triển của con

#146. 13 thói quen tích cực cho sự phát triển của con

Mọi thứ cần được bắt đầu từ chính chúng ta.

Linh Phan's avatar
Linh Phan
Jun 22, 2024
∙ Paid

Share this post

Raised Gentle’s Newsletter
Raised Gentle’s Newsletter
#146. 13 thói quen tích cực cho sự phát triển của con
Share

Là cha mẹ có con nhỏ, thường xuyên đọc những bài báo về cách nuôi dạy con đôi khi sẽ khiến bạn cảm thấy quá tải, thậm chí là sợ hãi trước quá nhiều thông điệp lẫn lộn. Bạn không biết mình đã làm sai ở đâu, phải làm gì mới đúng, liệu có nên từ bỏ và mở một cuốn sổ tiết kiệm để con có đủ tiền cho các buổi trị liệu tâm lý trong tương lai hay không?

Nhưng phần khiến tôi sợ hãi nhất chính là những lời phán xét trong cách nuôi dạy con thời hiện đại, đến mức tôi thậm chí chẳng muốn làm gì ngoài xem TV và tránh xa các thiết bị công nghệ khác.

Thế nhưng, bạn cần biết…

Thay đổi sẽ diễn ra với cha mẹ và các con tại một thời điểm nào đó. Và bạn luôn có cơ hội rộng mở để xây dựng những nền tảng con không chỉ cần mà còn khao khát.

Nền tảng cho những giá trị như sự hào phóng, tính thần trách nhiệm, sự công nhận, sự ấm áp, lòng tốt và sự sẵn sàng giúp đỡ đều bắt đầu nhen nhóm trong trẻ từ những năm tháng đầu đời.

Và phần khó khăn nhất là...

Mọi thứ phải được bắt đầu từ chúng ta - cha mẹ. Vì trẻ nhỏ chưa đủ trưởng thành để thay đổi hành vi, hoặc tự làm bất cứ điều gì. Chúng ta phải là những người tạo nền móng để giúp con có những thói quen tích cực.

Dưới đây chính là 13 cách đơn giản bạn có thể tham khảo để giúp con xây dựng những thói quen tốt.

1. Tạo ra những ranh giới

Nghe có vẻ chẳng tốn thời gian suy nghĩ, đúng không? Nhưng thiết lập ranh giới cho trẻ và khiến chúng quen với những ranh giới đó là việc làm cực kỳ khó khăn. Thậm chí còn thử thách hơn nữa khi trẻ tỏ ra trì trệ, la hét không ngừng hoặc đe dọa bạn với những câu nói kiểu: “Con ghét bố mẹ.” Hãy nhớ, trẻ hành động như vậy vì trẻ không biết làm gì khác để có thể đáp ứng nhu cầu của bản thân. Tùy thuộc vào ranh giới bạn đặt ra là gì, trẻ sẽ cần thời gian tương ứng để làm quen với chúng.

Sự trì trệ và la hét thực chất là dấu hiệu cho thấy trẻ đang dần chấp nhận ranh giới. Nếu bạn xem ranh giới mình đặt ra giống như một bức tường (không phải cánh cửa có thể mở ra mở vào dễ dàng), vậy thì phản ứng cực đoan của trẻ được xem như hành động cố nhảy qua bức tường để được đáp ứng nhu cầu theo cách khác.

Thế giới này là một nơi vô cùng hỗn độn, còn ranh giới chính là thứ giúp con đứng vững và phát triển mạnh mẽ. Hãy xem lại chính bản thân mình và nghĩ về những ranh giới bạn nên đặt ra cho con. Nhưng hãy nhớ: Ranh giới phải là những bức tường kiên cố, chứ không phải những cánh cửa có thể đóng mở bất cứ lúc nào.

2. Thói quen hàng ngày

Tuổi thơ có rất nhiều điều mới lạ và thách thức với trẻ nhỏ. Ở lứa tuổi này, trẻ cần học cách tự chủ, biết đồng cảm, học cách làm bạn và tương tác với mọi người. Tất cả những điều đó đều vô cùng quan trọng với trẻ. Bạn có thể sử dụng một bảng thời khóa biểu được thiết kế bắt mắt, đáng yêu và dán nó lên tường nhà hoặc tủ lạnh để trẻ có thể nhìn và làm theo với tâm thế thoải mái, không bị áp lực. Biết được những việc mình sẽ làm vào những khoảng thời gian cụ thể như giờ ăn, giờ ngủ sẽ khiến trẻ thấy vô tư hơn.

Thói quen hàng ngày giúp trẻ cảm thấy mình có thể kiểm soát mọi thứ, và là nền tảng rất quan trọng giúp trẻ duy trì ý chí mạnh mẽ.

3. Thói quen đi ngủ sớm

Giấc ngủ là nền móng quan trọng giúp não bộ phát triển khỏe mạnh. Giấc ngủ giúp chúng ta xử lý và học hỏi các sự kiện trong ngày. Não bộ trẻ nhỏ luôn không ngừng phát triển và tạo ra các kết nối thần kinh mới, chính vì vậy trẻ rất cần ngủ để nuôi dưỡng những kết nối này.

Những hoạt động hàng ngày, thời gian đi học và tiếp xúc với các món đồ công nghệ thường khiến trẻ ngủ muộn hơn và hay bị trằn trọc trước khi ngủ. Vì vậy, việc tốt nhất bố mẹ có thể làm để cải thiện hành vi, sức khỏe và thể chất của con là giúp chúng ngủ đúng giờ và đủ giấc.

4. Sự đồng cảm

Bạn có biết đâu là yếu tố chủ chốt khiến trẻ hạnh phúc và thành công? Câu trả lời chắc chắn sẽ khiến bạn ngạc nhiên: Sự đồng cảm. Sự đồng cảm cho phép chúng ta thấu hiểu người khác. Các nghiên cứu cũng cho thấy, sự đồng cảm đóng một vai trò quan trọng trong hạnh phúc và thành công của trẻ trong tương lai.

Chẳng đứa trẻ nào sinh ra mà đã biết cách đồng cảm, cũng như chúng ta đâu biết đặt cafe ngay từ khi chào đời. Sự đồng cảm là một hành vi cần trải qua quá trình học tập, và cha mẹ chính là người đảm nhiệm vai trò dạy cho trẻ điều này.

“Sự đồng cảm khuyến khích lòng tốt, sự can đảm và các hành vi thuận xã hội, nó cũng là liều thuốc giải độc hiệu quả cho những hành vi bắt nạt, hung hăng, định kiến và phân biệt chủng tộc. Đây cũng là lý do tại sao Forbes lại kêu gọi các công ty áp dụng nguyên tắc đồng cảm và quan điểm cá nhân trong quá trình vận hành doanh nghiệp. Harvard Business Review cũng cho rằng đồng cảm là một trong những thành phần thiết yếu để có được sự nghiệp lãnh đạo thành công và thành tích cá nhân xuất sắc” - Tiến sĩ Michele Borba, chuyên gia tâm lý và nuôi dạy con cái.

5. Tác dụng kỳ diệu của những cái ôm

Chuyên gia trị liệu tâm lý Virginia Satir đã nói: “Mỗi ngày chúng ta cần được ôm 4 lần để có thể tồn tại. 8 lần để duy trì bản thân và 12 lần để có thể phát triển.”

“Ôm không chỉ giúp giải phóng oxytocin mà còn được xem như một loại hormone tình yêu. Hormone này có tác dụng rất quan trọng với cơ thể chúng ta. Một trong những tác dụng đó là sự kích thích tăng trưởng.”

Các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, ôm có thể tăng lượng oxytocin trong cơ thể. “Một khi chất này tăng lên thì một số loại hormone tăng trưởng như yếu tố tăng trưởng insulin (IGF-1) và yếu tố tăng trưởng thần kinh (NGF) cũng tăng lên. Không chỉ có vậy, sự vỗ về của một cái ôm còn có thể thúc đẩy sự tăng trưởng của trẻ con”, theo Pamela Li, tác giả của Parenting for Brain.

6. Cha mẹ vui tính

Trẻ con sẽ chẳng bao giờ nói với bố mẹ chúng rằng “Hôm nay là một ngày mệt mỏi với con, mình nói chuyện được không?” Mà chúng sẽ chỉ nói “Bố mẹ chơi cùng con được không?” - Lawrence Cohen.

Chính vì luôn quay cuồng với công việc và các hoạt động hàng ngày mà chúng ta không còn nhiều chỗ cho những cuộc trò chuyện vui vẻ hay những trò chơi thú vị. Cuộc sống của chúng ta chỉ quanh quẩn với stress, công việc và những nguyên tắc. Nó khiến chúng ta xa rời con cái. Sao không thử xem việc chơi đùa cùng con như một loại công việc thú vị để kết nối với con hiệu quả hơn?

Hãy bỏ điện thoại xuống, tắt máy tính đi, bạn sẽ cảm nhận được con luôn cần bạn chơi cùng. Nghe có vẻ ngớ ngẩn, nhưng những thứ thú vị bạn thấy trên mạng sẽ vẫn còn đó dù bao năm trôi qua, nhưng con bạn thì sẽ dần lớn và không thể mãi ở cạnh bạn như vậy.

This post is for paid subscribers

Already a paid subscriber? Sign in
© 2025 Linh Phan
Privacy ∙ Terms ∙ Collection notice
Start writingGet the app
Substack is the home for great culture

Share