Raised Gentle’s Newsletter

Raised Gentle’s Newsletter

Share this post

Raised Gentle’s Newsletter
Raised Gentle’s Newsletter
#115. Bí quyết giúp trẻ đối phó với sự tức giận đúng cách

#115. Bí quyết giúp trẻ đối phó với sự tức giận đúng cách

Tức giận cũng là một cảm xúc bình thường. Thay vì chối bỏ, hãy giúp con xử lý cơn tức giận theo cách tốt hơn.

Linh Phan's avatar
Linh Phan
Oct 07, 2023
∙ Paid
1

Share this post

Raised Gentle’s Newsletter
Raised Gentle’s Newsletter
#115. Bí quyết giúp trẻ đối phó với sự tức giận đúng cách
Share

Từ mục đích giúp trẻ kiểm soát cơn giận, kỹ năng “xử lý cơn tức giận" đã ra đời. Bộ kỹ năng này còn hướng dẫn cả cách để trẻ bộc lộ sự tức giận sao cho an toàn mà không gây tổn hại tới trẻ cũng như người xung quanh. 

Lấy một tình huống thực tế mà nhiều cha mẹ có thể từng gặp phải trong quá trình nuôi con nhỏ. Sau khi từ trường về nhà như thường lệ, cậu con trai bé nhỏ của bạn bắt đầu la hét và ném đồ lung tung khắp nhà vì ức chế với những sự việc xảy ra ở trường. Lúc này bạn chỉ thấy bất lực và không biết phải làm gì để con sửa đổi thói quen xấu đó.

Vậy làm thế nào để giúp một đứa trẻ hay giận dữ kiểm soát cơn nóng giận của mình? Dưới đây là tổng hợp những công cụ và phương pháp hiệu quả giúp các bậc cha mẹ có thể hướng dẫn con kiểm soát cơn nóng giận một cách an toàn và nhanh nhất.

  • Xé giấy

  • Bóp xốp hơi

  • Nặn đất sét

  • Vòng tay quanh người và siết chặt cơ thể 

  • Viết thư cho một ai đó

  • Nhảy trên tấm bạt lò xo

  • Chống đẩy với tường

  • Viết ra giấy điều làm mình tức giận rồi xé nó đi

  • Nắm chặt một quả bóng

  • Nói chuyện với người khác (bố mẹ, anh chị, người thân...) về sự tức giận của mình

  • Viết nguệch ngoạc trên giấy rồi vò nát tờ giấy đó

  • Nhảy jumping jack

  • Úp hai lòng bàn tay lại với nhau, ấn thật mạnh rồi thả tay ra 

  • Vươn vai

  • Gặp gỡ những người bạn

Giúp trẻ hiểu sự giận dữ là cảm xúc rất bình thường

Để giúp trẻ đối phó với sự tức giận, cha mẹ cần giúp con hiểu được rằng con sẽ phải trải qua vô vàn các loại cảm xúc khác nhau, trong đó có cả sự tức giận.

Đừng nói quá nhiều khi trẻ đang giận dữ

Khi một đứa trẻ đang trong cơn tức giận, trẻ sẽ không có khả năng xử lý thông tin chính xác và hiệu quả như khi ở trạng thái bình thường. Lúc này tốt nhất cha mẹ không nên cố dạy dỗ và bắt con nghe lời mà chỉ nên giao tiếp, nói chuyện với con càng ngắn gọn càng tốt. Mục tiêu ở giai đoạn này là giúp trẻ vượt qua những khoảnh khắc khủng hoảng, giận dữ. 

Khi nói chuyện với một đứa trẻ đang bực tức, hãy giữ tông giọng thật trầm ấm, bình tĩnh, nói những câu ngắn gọn và nhắc lại cụm từ cần nói nhiều lần. Hành động này có tác dụng thu hút trẻ tập trung lắng nghe điều bạn nói, bởi lúc này, sự giận dữ sẽ khiến trẻ không thể xử lý thông tin một cách bình thường.

Một số cụm từ bạn có thể nói với trẻ khi trẻ đang giận dữ:

  • Bố/mẹ biết con đang rất tức giận.

  • Bố/mẹ hiểu mà.

  • Bố/mẹ ở đây với con rồi.

  • Bố/mẹ yêu con.

  • Bố/mẹ ở đây là để giúp con giải quyết vấn đề.

  • Hãy nói cho bố/mẹ biết khi con sẵn sàng nhé.

Tạo một khu vực an toàn để trẻ bộc lộ sự tức giận 

Khi tức giận, trẻ có xu hướng dễ đập phá và làm hỏng đồ vật xung quanh. Ví dụ như xé sách vở, ném đồ chơi,… Nếu con bạn thuộc một trong những trường hợp này, hãy dành riêng một không gian để con xả giận. Trong không gian đó, hãy loại bỏ hết các vật dụng có thể gây thương tích cho người khác và cho con. Nếu nhà bạn có nhiều tầng, tốt nhất hãy làm ở mỗi tầng một “phòng trút giận” và hướng con đi vào đó mỗi khi mất bình tĩnh. 

Nếu con đang ở trong trạng thái tức giận nhưng lại không ở trong không gian an toàn, lúc này hãy nhanh chóng di chuyển mọi vật dụng có thể gây thương tích khỏi tầm với và tầm mắt con, sau đó cố gắng đưa con đến vị trí an toàn trong nhà. 

Phòng tránh cơn bùng nổ của trẻ

Một trong những cách tốt nhất bạn có thể giúp con đó là dạy con cách tự đối phó với cơn nóng giận trước khi nó xảy đến. Nhớ rằng thời điểm tốt nhất giúp con thực hành điều tiết cảm xúc là khi con đang ở trong trạng thái bình thường, chứ không phải lúc con đang nóng giận.

Giúp trẻ nhận dạng cơn nóng giận

Bạn có thể giúp trẻ nhận dạng cơn nóng giận bằng cách gợi mở trẻ nói về điều khiến chúng bực bội. Có phải do các vấn đề ở trường học? Hay do trẻ bị đói/khát?

Rèn cho trẻ cách xác định vị trí nào trên cơ thể là nơi cơn tức giận bùng phát

Đôi khi trẻ không hề biết mình đang tức giận cho đến khi cơn giận bùng phát. Cha mẹ hãy giúp trẻ nhận biết dấu hiệu từ bên trong cơ thể, cụ thể là vị trí tạo cảm giác giận dữ cho trẻ (ví dụ: Lúc sắp tức giận trẻ thấy nóng ruột, cảm thấy hoa mắt, tim đập nhanh,...) Khi đã quen với việc nhận biết này, trẻ sẽ dần hiểu được cảm xúc của mình và sử dụng các kỹ năng giải quyết cơn giận đúng lúc trước khi chúng bộc phát. 

Nắm bắt những cảm xúc khác của trẻ ẩn sâu dưới vỏ bọc của sự giận dữ 

Khi giận dữ, bên trong trẻ có thể sẽ xuất hiện những cảm xúc khác. Tuy nhiên, cảm xúc tức giận là cảm xúc dễ nhìn thấy nhất, nó bùng nổ và cũng che giấu đi những cảm xúc còn lại. Tương tự như một tảng băng chìm, dù khá mất thời gian để bạn có thể nhận ra những cảm xúc ẩn giấu đó, nhưng bạn có thể khám phá ra chúng bằng cách ngồi nói chuyện và hỏi trẻ về những cảm xúc khác ngoài sự tức giận khi trẻ đã lấy lại bình tĩnh.

Nhận biết và thực hành kỹ năng đối phó với cơn nóng giận

This post is for paid subscribers

Already a paid subscriber? Sign in
© 2025 Linh Phan
Privacy ∙ Terms ∙ Collection notice
Start writingGet the app
Substack is the home for great culture

Share